/* */

Nhà sản xuất

Danh mục sản phẩm

Mai Văn Hòa - Ông thầy của các nhà vô địch

Mai Văn Hòa sinh ngày 1-6 -1927 tại Hà Nội. Thời thơ ấu ông sống tại Kompong-Cham. Năm 15 tuổi đã giành được 2 chức vô địch đơn và đôi Nam tại Campuchia (1942 & 1943). 

Về lại Sài Gòn năm 1947, ông trở thành tuyển thủ bóng bàn Việt Nam và ngay lần tham dự đầu tiên Giải Vô địch bóng bàn châu Á lần II tại Nhật Bản, Mai Văn Hòa cũng đã đoạt chức vô địch đơn nam và đôi nam (cùng với Trần Cảnh Ðược). 

5 năm sau, cũng tại thủ đô Tokyo của Nhật, Mai Văn Hòa lại chiến thắng vẻ vang trước đương kim vô địch đơn nam thế giới Tanaka để cùng với Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Ðược, Trần Văn Liễu đoạt huy chương vàng đồng đội nam - tấm HCV đầu tiên trong lịch sử tham dự ASIAD của đoàn VN. 

 

Chiến thắng của đoàn thể thao VN làm cho cả nước Nhật buồn bã. Còn Tanaka thì gục đầu vào vai mẹ khóc nức nở. Sau đó, dù còn rất trẻ, anh đã quyết định giải nghệ.

Mai Văn Hòa nổi tiếng khắp thế giới với lối chơi cắt bóng và phòng thủ xa bàn, không những đẹp mắt mà còn rất hiệu qủa. "Chiếc máy đỡ bóng của thế giới" là lời ca ngợi của báo chí thế giới dành cho Mai Văn Hòa.

Tháng 11/1969, Mai Văn Hòa sang Nhật dự lớp tu nghiệp Huấn luyện viên. Ông Tamasu giám đốc hãng sản xuất vợt bóng bàn nổi tiếng Butterfly, mời các tuyển thủ quốc gia của Nhật như Hasegawa (vô địch đơn nam thế giới 1967), Itoh (vô địch đơn nam thế giới 1969), Takahashi (vô địch đơn nam châu Á 1963)... đến sắp hàng trước mặt Mai Văn Hòa và hỏi:

- Có biết ai đây không?

Tất cả đều thưa: "Ðây là ông thầy của chúng tôi" và cúi đầu lễ phép chào.

Hóa ra các tuyển thủ quốc gia Nhật đã học từ những đoạn phim quay các trận thi đấu của Mai Văn Hòa và Lê Văn Tiết .

Ông Tamasu giải thích thêm:

- Chính nhờ các đoạn phim của người thủ và người tấn công vào hạng giỏi nhất thế giới này mà bóng bàn Nhật Bản tìm ra được bài học hữu ích để tiến bộ như ngày nay.

Ðoạn ông quay sang Mai Văn Hòa và nói:

- Anh từng đánh bại chúng tôi ngay trên đất Nhật khi chúng tôi đang là đương kim vô địch thế giới nên không có lý do gì chúng tôi lại dạy anh được.

Thế là Mai Văn Hòa "không được học" nữa mà trở thành thượng khách của Nhật. Ông được tiếp đãi chu đáo suốt mấy tháng trời, còn Tamasu thì đích thân lái máy bay riêng chở anh Hòa đi tham quan hội chợ quốc tế EXPO 70 tại thành phố Osaka.

Tiếc thay, Ông qua đời khi mới 44 tuổi (14-5-1971) vì bị một chiếc xe buýt tông vào chiếc Lambretta của ông. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông còn nói lời tha thứ cho người tài xế gây tai nạn: "Anh yên tâm, gia đình tôi sẽ không kiện cáo gì anh đâu".

Ba tuần sau, Tổng Cuộc Bóng Bàn Miền Nam tổ chức giải mang tên "Ðánh cho Mai Văn Hòa" để lấy tiền giúp đở nhà vô địch. Khán giả đến xem rất đông, tiền vé thu được đến 68.000 đồng

Hai kỷ vật của ông cũng được đem bán đấu giá:

- Chiếc Huy Chương Vàng ASIAD 1958: Nhà thầu khoán Vũ Úc đã mua với giá 420.000 đồng.

- Bức di ảnh của ông: 50.000 đồng.

(1 lượng vàng lúc đó khoảng 10.000 đồng).  


Bài viết khác: