Nhà sản xuất

Danh mục sản phẩm

nen chon mat vot bong ban nao, Cựu danh thủ bóng bàn thành phóng viên

Nên chọn Mặt vợt bóng bàn nào

Hiện tại để chọn vợt bóng bàn cho riêng từng người thì rất khó, vì bóng bàn thì mỗi người mỗi cách đánh, mỗi người mỗi sở trường mỗi tuyệt chiêu riêng, dường như không ai giống nhau,thêm vào đó là đi chung với vợt bóng bàn nào.  Nhưng vẫn có thể nêu ra một vài mặt vợt được cho là phổ biến mà ai cũng có thể biết và từng chơi qua như:

Mặt vợt bóng bàn yasaka MarkV 

Được rất nhiều người biết đến nhất trong 30 năm qua, vẫn là mặt vợt bán chạy nhất trên thế giới trong thời điểm này ( được bình chọn của một vài website trên trên thế giới). Về tính năng nảy, dễ chơiđộ bền cao, giá thành hợp lý, made in Japan. Cách đây khoảng 10 năm về trước thì rất nhiều vận động viên Việt Nam đã chọn mặt này là mặt công cho mình.

 

Mặt vợt bóng bàn Butterfly Sriver 

Cũng được nhiều người biết đến nhờ độ bền và dễ chơi. Tiếng tăm của mặt vợt này cũng rất lâu, đến nỗi ai đánh bóng bàn cách đây khoảng 10 năm hỏi ai cũng có thể biết đến mặt vợt này, vì tính dễ chơi và thông dụng.

 

Mặt vợt bóng bàn andro plama 470

Là mặt vợt mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam vài năm nay nhưng đã được nhiều người Việt Nam biết đến và chơi qua, nhiều đánh giá rất cao. Rất dễ chơi đặt biệt là khi kết hợp với những cốt vợt nhanh như cốt vợt Sardius.

 

Mặt vợt bóng bàn Tenergy

Được xem là mặt vợt bóng bàn đắt nhất hiện nay và được sử dụng nhiều nhất. Hiện được các vận động viên nổi tiếng tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới sử dụng nhiều nhất. Như Đoàn Kiến Quốc của Việt Nam, Lê Hoàng Mỹ Trang ( 2 mặt 64 )...

 

 

Trong khi nhiều đồng đội cùng thời chọn nghiệp huấn luyện thì cựu vô địch bóng bàn và tuyển thủ quốc gia Lý Minh Triết lại dấn thân với nghề báo.

Đi làm báo nói

Một thời là cây vợt bóng bàn lừng lẫy cùng thế hệ với Vũ Mạnh Cường, nhưng Triết lại không chọn con đường như đồng nghiệp của mình là huấn luyện các lớp đàn em mà đi vào nghề báo. Khi biết Đài tiếng nói VN tuyển phóng viên cho mảng giao thông đô thị, với bản tính ham đi đây đó, muốn làm điều gì đó để góp phần phản ánh tình trạng ùn tắc giao thông cũng như hỗ trợ người dân tôn trọng nếp sống văn minh đô thị, Triết đã lao vào thử thách mới. Một tháng có 30 ngày thì Triết rong ruổi trên đường hết 29 ngày. Cận tết vừa rồi anh đã khá vất vả cùng tổ công tác đi suốt tuyến đường miền Tây trong vai trò vừa là phóng viên vừa kiêm lái xe. Sáng xuất phát ở TP.HCM, buổi trưa đến Cần Thơ, chiều lập tức quay về TP.HCM, liên tục đưa những thông tin về kẹt xe hoặc những tai nạn trên những tuyến đường này để người dân ý thức hơn việc di chuyển trên đường trong thời khắc cao điểm.

nen chon mat vot bong ban nao

 

Anh cho biết công việc này vất vả nhưng vui, vì luôn phải kết nối với tổng đài của VOV -Giao thông và tự tìm đến những điểm nóng về kẹt xe. Việc phải luồn lách khắp nơi để kịp thời đưa thông tin đến với các bác tài và người dân đang lưu thông trên đường khiến Triết nhiều lúc không kịp ăn uống, phải nhịn đói. Vất vả như thế, nhưng thu nhập lại chẳng được bao nhiêu. Một buổi di chuyển trên 10 km với thù lao từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng, trừ tiền xăng thì chỉ đủ uống trà đá. Nhưng Triết vẫn không than thở vì theo anh: “Tôi chọn báo nói vì đây là công việc phù hợp với sở thích của tôi. Nghề báo khá cực nhưng thú vị, nó mang đến nhiều trải nghiệm cho cuộc sống. Thu nhập dĩ nhiên không thể cao nhưng nghề báo cho tôi thêm kiến thức, rèn nghị lực và có nhiều mối quan hệ tốt. Tôi nghĩ mình phải cố gắng nhiều hơn, quan trọng là phải nỗ lực hết mình rồi từ từ sẽ cải thiện được và nâng cao đời sống của mình”.

Vẫn đau đáu với bóng bàn

Công việc bận rộn như thế, nhưng máu thể thao vẫn luôn chảy trong người anh. Mỗi khi rảnh rỗi, Triết vẫn dành thời gian để chơi thể thao. Hằng ngày đi công tác xa bằng xe hơi, Triết luôn mang theo chiếc xe đạp để khi có chút thời gian rảnh là anh tập sức bền, cuối tuần hoặc buổi trưa anh lại xách vợt chơi phong trào. Nhờ có kỹ năng chơi bóng bàn nên Triết chuyển sang đánh tennis rất nhanh và sớm có thành tích do cổ tay mạnh và khéo. Anh đã thắng khá nhiều giải phong trào lớn như giải Phú Mỹ Hưng, Becamex... Triết kể: “Có lần tôi tham gia cả hai giải quần vợt với tổng cộng 10 trận đấu trong 1 ngày”. Một trận phong trào nhanh lắm cũng phải nửa giờ, 10 trận nghĩa là Triết đánh khoảng 5 tiếng đồng hồ/ngày.

Nói về nghiệp bóng bàn, Triết trăn trở: “Thật tình tôi vẫn còn yêu bóng bàn lắm. Năm 1998, tôi vừa thi đấu vừa được giao công tác huấn luyện cho đội bóng bàn Bộ Công an cho đến năm 2001 thì giã từ bóng bàn. Thời gian đó do chủ trương mới của ngành nên đội bóng bàn không được duy trì tiếp, tôi đành phải chia tay và tập tành chuyển sang làm kinh doanh. Sau một thời gian buôn bán không được tốt, tôi lại dành thời gian đi dạy bóng bàn cho các em nhỏ và các cơ quan, rồi sau đó là chuyển sang làm phóng viên cho VOV -Giao thông”.

Giờ đây, tuy không còn tham gia bộ môn mình một thời theo đuổi, nhưng anh vẫn âm thầm theo dõi thông tin về bóng bàn. Nói về các tay vợt ngày nay, anh cho biết: “Hiện nay các vận động viên bóng bàn ở VN thiếu sự đam mê, máu lửa và nhiệt huyết trong thi đấu, tập luyện. Tổ chức Liên đoàn Bóng bàn VN cũng không thật mạnh để tạo sự gắn kết. Chúng ta cũng chưa có chính sách chăm lo đúng mức cho các VĐV bóng bàn giỏi như Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh để bồi dưỡng họ trở thành những người thầy giỏi trong tương lai. Hiện phong trào bóng bàn ở VN phân bổ không đồng đều. Các VĐV mạnh đều tập trung vào các đội lớn nên một số nhân tố mới ở địa phương không có đối tượng mạnh để tập luyện. Bên cạnh đó, các giải đấu còn tổ chức quá ít nên chất lượng VĐV không cao. Những tài năng thực sự ít có cơ hội cọ xát nhiều nên trình độ không nâng lên bao nhiêu, thậm chí thiếu ổn định và có lúc còn sa sút”.

Lý Minh Triết sinh năm 1972. Thi đấu trong màu áo Bộ Công an từ năm 1985 đến 2001, khoác áo đội tuyển quốc gia từ năm 1990 đến 1997. Thành tích đạt được: HCB SEA Games 1995, HCĐ năm 1991 và 1993. Hai lần vô địch quốc gia năm 1995, 1996 cùng với HCV các tay vợt xuất sắc Việt Nam 1992. Tốp 3 vận động viên tiêu biểu Việt Nam năm 1992.

 

 

 


Bài viết khác: