Nhà sản xuất

Danh mục sản phẩm

Khởi đầu chiến dịch thâu tóm huy chương vàng

 Dù bị đánh giá thấp hơn nhưng Li Xiaoxia đã đoạt HCV sau khi thắng đồng hương Ding Ning vào tối thứ Tư vừa qua. Thế nhưng, ngay cả khi thừa nhận thành công này là “giấc mơ từ thời còn thơ ấu”, Li Xiaoxia chỉ đón mừng sự kiện để đời này trong một thời gian ngắn khi cô đứng trên bục nhận HCV và vẫy quốc kỳ Trung Quốc. Sau đó, cô đã tỏ ra rất kiệm lời và giữ vẻ mặt nghiêm trọng như lúc đối đầu với Ding Ning khi gặp các phóng viên cả trong lẫn ngoài nước.

Li Xiaoxia, ngôi sao mới của bóng bàn Trung Quốc

Cảm xúc trái ngược

Đáp lại các câu hỏi của giới truyền thông, Li Xiaoxia chỉ cho biết: “Hôm nay, tôi thi đấu tốt hơn so với mong đợi. Tôi muốn cám ơn cha mẹ mình. Họ đã hy sinh rất nhiều để biến ước mơ của tôi thành sự thật”. Đến khi được hỏi phải tới lúc nào Li Xiaoxia mới ăn mừng chiếc HCV này, cô nói rằng có lẽ phải đợi tới sau khi kết thúc nội dung thi đấu đồng đội sắp tới. Thế nhưng, Li Xiaoxia cũng không loại trừ chuyện ấy sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Cô tâm sự: “Tôi chẳng biết nữa. Tôi không hề nghĩ tới việc ấy”. Có lẽ trong lòng Li Xiaoxia nghĩ rằng việc một tay vợt bóng bàn Trung Quốc đoạt HCV tại Olympic là điều hết sức hiển nhiên nên có đáng phải ăn mừng hay không?

Ngược hẳn với Li Xiaoxia, Ding Ning đã phát biểu rất nhiều và tỏ ra rất kích động. Thất vọng vì thất bại dù được đánh giá cao hơn, Ding Ning đã bật khóc và oán trách trọng tài người Italia Paola Bongelli đã khiến cô lỡ mất cơ hội đoạt HCV. Bởi đối với tay vợt 22 tuổi này, việc đăng quang ở môn bóng bàn trước 500 triệu khán giả Trung Quốc ngồi xem qua truyền hình sẽ giúp cô trở thành nhân vật nổi tiếng ở quê hương ngay lập tức. Vì thế, Ding Ning cho biết: “Tôi đã thi đấu không thật tốt. Hôm nay, tôi còn gặp trở ngại, không chỉ đến từ đối thủ, mà còn cả trọng tài”.

Đoạt 21 trên tổng số 25 HCV

Phản ứng có phần quá đáng của Ding Ning đã phản ánh quyết tâm thâu tóm mọi ngôi vô địch bóng bàn của Trung Quốc mạnh tới như thế nào: các VĐV của họ sẵn sàng chỉ trích trọng tài ngay cả khi thi đấu với đồng đội trong nhà thi đấu có 6.000 vé được bán sạch, với phân nửa trong số ấy là các CĐV mang theo bên mình lá quốc kỳ hai màu đỏ-vàng của Trung Quốc.

Theo thống kê, kể từ khi bóng bàn được đưa vào chương trình thi đấu tại Olympic 1988, Trung Quốc đã đoạt 21 trong tổng số 25 HCV. Riêng tại London 2012, họ được dự báo sẽ đoạt được nhiều hơn 3 HCV. Với chiến thắng trước Ding Ning ở trận chung kết vừa qua, Li Xiaoxia đã trở thành ngôi sao mới trong danh sách các nhà quán quân người Trung Quốc ở các nội dung của nữ, sau khi Deng Yaping khởi đầu thời kỳ thống trị với chuỗi 4 HCV trong giai đoạn 1992-1996, trước lúc Wang Nan vô địch ở 3 kỳ Olympic 2000, 2004 và 2008, trong lúc Zhang Yining cũng tung hoành ở hai kỳ Olympic gần đây với 4 HCV.

 
Nguồn: Minh Ngọc 
Bao thethao TPHCM

Bài viết khác: