Nhà sản xuất

Danh mục sản phẩm

Bóng bàn những cuộc chia ly bất ngờ

 

Chỉ tính riêng cấp độ ÐTQG, trong nhiều năm vừa qua, số VÐV nữ đang ở thời sung sức đột nhiên "theo chồng bỏ cuộc chơi" ước tính cũng đã vài chục người. Số người xin tạm nghỉ vài năm, rồi sau đó mới quay trở lại thi đấu còn nhiều hơn nữa.

Trong đó, thí dụ tiêu biểu là hai tuyển thủ hàng đầu, từng đoạt nhiều huy chương quốc tế Ngô Thị Ngà (cử tạ) và Lò Thị Hằng (ném lao nữ). Ngay sau khi cùng đoạt HCB SEA Games 2009, hai chị đột ngột "mất tích". Riêng đô cử Ngô Thị Ngà, người được đánh giá đủ sức tranh chấp huy chương Olympic, thậm chí còn "trốn" về quê... lấy chồng theo đúng nghĩa. Tranh thủ đợt nghỉ tập huấn, Ngà "lặn" luôn, không hề báo cáo hay có liên lạc gì với các nhà quản lý, huấn luyện viên, đồng đội. Mọi người nhiều lần tìm về quê nhằm nắm bắt tình hình song cũng chẳng thể tìm thấy Ngà ở nhà, chỉ được phụ huynh thông báo lại rằng "cháu nó đi thăm người thân ở xa". Im ắng một thời gian, qua tìm hiểu của một đồng đội cùng quê, mới biết được rằng đô cử tài năng này đã lẳng lặng làm đám cưới.

 

 Nữ võ sĩ Thái

cực đạo (taekwondo) vừa tham dự Olympic 2012 Chu Hoàng Diệu Linh vừa "gây sốc" cho cả làng thể thao Việt Nam với quyết định giải nghệ ở tuổi 18 để tập trung vào việc học tập, theo quyết định của gia đình, bỏ lại cả tương lai đầy hứa hẹn. Có điều, Linh không phải trường hợp VÐV đầu tiên giã từ sự nghiệp theo cách bất ngờ đến... bất thường như vậy. Sau muôn vàn lý do và cả những chuyện bi hài, có không ít vị đắng chát của một nền thể thao còn quá ít tính chuyên nghiệp. Bên bóng bàn, Trần Huy Bảo là một tài năng, có thời được coi như một "thần đồng". Mới 22 tuổi, tay vợt ấy đã sở hữu gần 200 tấm huy chương các loại. Trước đó, khi tròn 20 tuổi, anh đã đoạt ngôi á quân Giải vô địch quốc gia, được tin tưởng có thể sớm vượt cả những Kiến Quốc, Tuấn Quỳnh...

 

Thế nhưng, thực chất chàng sinh viên ÐH năm cuối này chưa từng muốn trở thành tay vợt chuyên nghiệp, với quan niệm dứt khoát: bóng bàn chỉ là cuộc chơi, chứ không thể là tương lai, sự nghiệp. Năm 2003, khi được đưa vào danh sách "Thế hệ Vàng" của thể thao TP Hồ Chí Minh đầu tư chuyên biệt, Bảo đã từ chối. Rồi nhiều năm nay, dù được các nhà tuyển trạch ra sức vận động để đưa vào ÐTQG, với cam kết ưu đãi về mọi mặt, Bảo cũng dứt khoát nói không. Thậm chí, anh còn cho biết có thể nghỉ chơi bóng bàn luôn nếu bị ràng buộc. Chính vì thế, dù chưa "dứt áo", song bóng bàn Việt Nam coi như cũng đã để "mất" tài năng hiếm có này. Bảo vẫn tập luyện đều, song chỉ dự tranh một số giải đấu trong nước khi có điều kiện thích hợp.

Tay vợt Huy Bảo chính là một điển hình của thực tế phũ phàng: "mặt bằng thể thao" thấp, quá ít sức hút so với mặt bằng chung xã hội, nhất là ở các địa phương phát triển. Vốn đã khó tìm kiếm, thu hút, đào tạo, xây dựng được các lứa VÐV kế cận có tố chất, thể thao Việt Nam cũng không thể "giữ chân" một số gương mặt thậm chí đã thành danh.

Rõ ràng, ngành thể thao hiện tại cần phải bổ sung cả những điều kiện chăm lo phát triển lẫn thiết lập những ràng buộc cần thiết, để các VÐV vừa yên tâm tập luyện, vừa có trách nhiệm với sự nghiệp (dù sự nghiệp ấy là của chính họ).

Nguồn: Việt Cường 

 


Bài viết khác: