/* */

Nhà sản xuất

Danh mục sản phẩm

Vài dòng về Trần Tấn Quỳnh

 

Trần Tấn Quỳnh sinh năm 1983. Đến với bóng bàn từ năm nên tám. Ba năm sau được chọn vào đội tuyển thiếu niên Hà Nội, và liên tiếp những năm sau đó, luôn vô địch quốc gia trong lứa tuổi của mình.

Năm 2000, cùng đồng đội Nguyễn Nam Hải, Quỳnh vô địch Đại hội thể thao thanh thiếu niên thế giớ.

Qua năm 2000, Quỳnh đạt chức vô địch đơn nam ở giải vô địch giải Đông Nam Á. Và trên sân nhà, Quỳnh đã xuất sắc đăng quang tại SEA Games 2003

 

Tấm HCV đơn nam của Trần Tuấn Quỳnh tại SEA Games 22 đã cứu cho bóng bàn Việt Nam tránh một giải đấu thất bát, đồng thời làm người hâm mộ bắt đầu tin tưởng rằng một Vũ Mạnh Cường mới đã xuất hiện.

 Trần Tuấn Quỳnh và Vũ Mạnh Cường là 2 VĐV nam VN tham gia giải đơn nam SEA Games 22 nhưng chỉ Tuấn Quỳnh vượt qua vòng đấu bảng. Trong 1 chiều rất "sung", Qùynh đã xuất sắc loại VĐV Cai Xiao Li (Singapore) để có mặt ở trận chung kết gặp Phakphoom, người đã thua Quỳnh ở giải đồng đội. Quá hiểu đối thủ nên Quỳnh đã thắng 4-2 giành HCV, thành tích vừa đủ chỉ tiêu của BBVN tại SEA Games 22.

 


Da co nguoi ke tuc Vu Manh Cuong
Tuấn Quỳnh sau khi giành tấm HCV

Thể lực tốt, chơi ôm bàn và chơi xa bàn đều hay như nhau,Tuấn Quỳnh có nhiều điểm giống VĐV 3 lần HCV bóng bàn SEA Games Vũ Mạnh Cường. Cũng chơi tay trái như đàn anh, cũng biến hoá, khéo tạo thế để vụt ăn điểm, rất ranh mãnh, thích ứng nhanh với đối phương... Tuấn Quỳnh là hình ảnh của Mạnh Cường. Vô địch ĐNA 2002, vô địch SEA Games 22- 2003, Nguyễn Tuấn Quỳnh chính là người kế tục xứng đáng của... đại ca họ Vũ.

Tuấn Quỳnh tiến bộ vượt bậc trong năm 2003 khi giành quyền tham dự giải bóng bàn thế giới. BBVN chưa thể thi đấu bình đẳng với các VĐV có đẳng cấp cao hơn mình trên trăm bậc, ngay giải VĐBB châu Á vẫn là sân chơi quá sức với VĐV ta, nên lọt được vào vòng đấu chính thức giải BB thế giới một cách thuyết phục và lại thi đấu rất kiên cường, rất phấn chấn trước những "người khổng lồ", VĐV 19 tuổi này thật đáng khâm phục. Tuy nhiên ở vòng đấu chính thức, Tuấn Quỳnh (xếp hạng 265 TG) đã không thích ứng được lối chơi của Aleksandar Karasevic ( hạng 65 TG), đành thua nhanh 0-4, ván thua cao nhất là 8/11.

Trước đó, tại giải VĐBB ĐNA (11/2002), Tuấn Quỳnh giành HCV. Những thành công đó là cơ sở để Quỳnh thi đấu tốt ở SEA Games 22.

Tuấn Quỳnh có thế mạnh riêng là cầm vợt tay trái. Các quả giật thuận tay của Quỳnh thường "lai" một chút xoáy ngang, khi bóng rơi xuống bàn bao giờ cũng "dạt" sang phía rờ - ve của người cầm vợt tay phải khiến họ rất khó chịu. Với VĐV bóng bàn, rơ -ve (vụt trái tay) bao giờ cũng không bằng vụt thuận tay dù VĐV có tập nhiều bao nhiêu chăng nữa. Cho nên, quả líp giật "lai" xoáy ngang của Quỳnh làm điêu đứng khối anh tài khu vực vì nó luôn đẩy họ ra xa bàn, mà lại xa bàn phía không thuận tay nên rất dễ bị Quỳnh cho ""ăn đòn"". Quỳnh có quả giao bóng khá độc, điểm rơi luôn được khống chế không để đối phương vụt ngay. Nhiều quả giao bóng của Quỳnh ăn điểm trực tiếp. Đánh bóng với Quỳnh đối phương thường bị căng hơn với người khác chỉ vì Qùynh chơi bóng bằng "tay lái nghịch".

Quỳnh vào cuộc thường rất "sung" nhưng cũng rất dễ xẹp. Đó là ưu nhưng cũng là nhược điểm của nhà vô địch. Đang chơi rất hào hứng, lên điểm... tì tì, thế rồi cứ mất điểm 1 cách vô lý, nhiều khi vài ba quả liên tiếp. Thắng đó rồi thua ngay đó khiến HLV không biết đường nào mà chỉ đạo. Liệu đó có phải "bệnh lý" của VĐV tuổi 19? Tuấn Quỳnh cần khắc phục nhược điểm này nếu muốn chơi ngang ngửa với các VĐV hơn mình nhiều bậc trong bảng xếp hạng của LĐBB thế giới.

 

 


Bài viết khác: