/* */

Nhà sản xuất

Danh mục sản phẩm

Trần Cảnh Đến - Những giai thoại cuộc đời

 

Trần Cảnh Đến - Những giai thoại cuộc đời

Đào hoa nhưng chung thủy
Đào hoa nhưng chung thủy

       
Những trăn trở với bóng bàn
Những năm 1966 – 1967, ông Đến có cơ hội huấn luyện lớp mầm non bóng bàn của Tổng cuộc bóng bàn miền Nam nhưng không được lâu vì ông quá bận những công việc khác.

 Năm 1972-1973, ông trở lại tham gia làm HLV đội tuyển bóng bàn VN. Học trò của ông như Trần Công Lâm, Trần Văn Lực đều đạt đến cấp kiện tướng và thi đấu thành công ở các giải vô địch quốc gia.

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Đến không ít lần ngậm ngùi khi nghĩ đến thực trạng của bóng bàn hiện tại. Ông Đến nhớ thời của ông (1954-1965) bóng bàn nhiều hơn billiards. Mà hồi đó không có nhiều thầy như bây giờ, các ông chỉ học lóm từ bậc đàn anh và học hỏi thêm qua những lần giao đấu quốc tế. “Những kỹ thuật như giao banh, độ xoáy banh: xoáy ngang, xoáy lên, xuống chúng tôi đều học từ những lần chạm trán với các đấu thủ thế giới rồi phát triển thêm”. Hồi còn học ở trường Taberd, vì chơi thể thao hay, ông Đến được giảm tới 50% học phí. Ông mong các trường học có ít nhất 2 bàn bóng bàn để học trò có thể chơi vì đây là bộ môn không quá tốn kém và hao sức. 

Cứ có nhiều người chơi thì tỷ lệ người tài sẽ tăng lên. Anh trai của ông Đến, ông Trần Cảnh Được, hiện  sống tại California (Mỹ) cũng cùng một niềm trăn trở như ông vì dân Mỹ không  chuộng môn bóng bàn. Cứ mỗi lần được về VN là hai anh em ông cùng bà Trần Thị Minh (cựu VĐV bóng bàn - em út của hai ông) lại ra CLB và dợt với nhau cả ngày. Trong đại gia đình ông, tình yêu với bóng bàn lúc nào cũng tràn đầy như thời tuổi trẻ.

Không biết có phải vì giữ một ngọn lửa với thể thao như thế và truyền cho các con hay không mà 8 người con của ông, người nào cũng biết chơi bóng bàn. Con gái út của ông, chị Trần Thị Phượng Liên (đặt tên theo lời đề nghị của nghệ sĩ Diệp Lang “Khi vợ anh sanh con gái út thì nhớ đặt tên Phượng Liên nghe”) còn đoạt chức vô địch giải cây vợt trẻ khu vực 6 (các tỉnh miền Đông Nam bộ). Con trai Trần Cảnh Tuấn suýt theo nghiệp ông khi anh trở thành VĐV cấp 1 quốc gia và đoạt chức vô địch giải bóng bàn khu vực 6. Những người con khác của ông thì người nào cũng chơi được hai môn thể thao là bóng bàn và bóng đá.

Một ngày bình thường của ông Đến vẫn còn dành nhiều thời gian cho bóng bàn. Ông cùng học trò là HLV Trần Văn Lực theo dõi các giải bóng bàn người cao tuổi và ông cũng trực tiếp tham gia chơi bóng bàn với các cựu lão tướng khác. Vợ ông, bà “Hiền” cũng ngày ngày cùng ông đến CLB bóng bàn ở Cung Văn hóa Lao động hay CLB bóng bàn Hoa Lư để cùng nhau tập luyện, giữ gìn sức khỏe. Nhắc đến mong ước lớn nhất với bóng bàn VN, ông Đến nói chậm rãi: “Ngày xưa bóng bàn VN mạnh vì mỗi người đều có được phong cách riêng, các đấu thủ quốc tế khó lòng thắng hết được tất cả các phong cách. Giờ đây các VĐV VN chưa làm được điều đó, chúng ta chỉ mới học theo người ta để chơi hay như người ta, chứ không phải chơi cho riêng mình và tạo lối đánh lạ. Hãy để bóng bàn phát triển theo cá tính ...”.

 


Bài viết khác: