Trong làng Thể Thao Việt Nam trước 1975 hiếm có bộ môn nào đạt được nhiều thành tích mang tầm quốc tế. Ở thời kỳ đỉnh cao,bóng bàn VN đã vươn lên xếp hạng 3 thế giới với 1 loạt danh thủ " mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười ". Nếu Mai văn Hòa được xem là " Vạn Lý Trường Thành". Lê Văn Tiết được xem là một " Kỳ Quan ", Trần Cảnh Được mang danh hiệu " tay vợt công thủ toàn diện " thì những danh thủ tiếp theo, tuy ít thành tích hơn, nhưng vẩn tạo được phong cách độc đáo. Đó là trường hợp của Trần Cảnh Đến ( em ông Trần Cảnh Được ), một trong những người được xem là có lối đánh đẹp nhất của Bóng Bàn Việt nam ...
Trần Cảnh Đến sinh năm 1943
* Cựu vận động viên BB Việt Nam ( Giải đồng đội HCV SEAP Game 1959 & HCĐ Châu Á 1962 )
* Cựu HLV đội tuyển Việt Nam ( 1972-1973 )
* Giải vô địch Thế Giới 1965 xếp hạng 13 đồng đội nam & 28 cá nhân
Trần Cảnh Đến trả lời phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ hôm 3/4/2011 thi đấu giao lưu gây quỹ ủng hộ nhân dân Nhật Bản gặp thiên tai động đất ,sóng thần
Ở tuổi thất thập cổ lai hy Trần Cảnh Đến cũng còn có nét trong những cú bạt thuận tay sở trường.
XÁCH TÚI CHO ANH
Sinh trưởng trong gia đình mê thể thao, ông Đến bắt đầu tìm hiểu về môn Bóng Bàn thì anh của ông ( Trần Cảnh Được ) đã là 1 tay vợt có tiếng. Ông Đến nhớ đó là những ngày ông cầm túi cho anh mình đi đánh giải, rồi như ông nói " nhìn thấy là mê liền ". Được anh khuyến khích, ông Đến cũng tập chơi BB. Hồi đó phong trào chơi BB rất mạnh. Học ở trường dòng Lasan Taberd, ông Đến được chơi BB nhiều hơn vì trong trường có 5 bàn bóng bàn, 2 sân bóng rổ & 2 sân bóng chuyền. Các thầy trong trường đều khuyến khích học trò chơi thể thao cho khoẻ. Chỉ tập 1 năm, ông Đến đã giành chức vô địch thiếu niên học sinh VN ( 1953 ). Lúc bấy giờ ông được ông Maunice Louvet, người quản lý thể thao toàn Đông Dương cấp bằng khen bằng tiếng Pháp.
Năm 17 tuổi, ông Đến có dịp thi tài với các danh thủ bóng bàn như Lê Văn Tiết, Nguyễn Kim Hằng & anh của ông Trần Cảnh Được trong giải vô địch Nam Việt ( 1957 ). Ông Đến còn nhớ lúc đó ông đã thắng Lê văn Tiết & cả ông Nguyễn Kim Hằng để vào đến trận chung kết. Thú vị thay, đối thủ của ông trận này lại là ... anh ruột Trần Cảnh Được. Lúc bấy giờ, ông Được là đương kim vô địch nên nhất định không nhường. Ông Được nói với em mình " Em phải để anh thắng ". Đó là trận đấu nhớ đời đối với cậu thiếu niên 17 tuổi : " Tôi vừa đánh vừa tức. Lúc đó tôi rất sung sức nhưng anh tôi lại thị uy như thế nên tôi không biết phải làm sao. Anh Được ép tôi bằng những cú công bóng rất hiểm hóc. Kết quả tôi thua 2/3. Lúc ra khỏi bàn đấu, tôi khóc tức tưởi, các bậc đàn anh khác đến an ủi quá trời ..." Sau này 2 anh em nhà ông Đến còn có dịp gặp nhau ở trận chung kết khác, nhưng lại đứng cùng " chiến tuyến " trong đại hội SEAP Games 1959 & giành chiếc HCV đồng đội nam. Đó cũng là thành tích cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu của ông Được.
Trần Cảnh Đến trong buổi thi đấu biểu diển gây quỹ ủng hộ nhân dân Nhật bản gặp thiên tai Động Đất , Sóng thần
Ở cái thời mà người ta mê nhiều môn thể thao,ông Đến cũng tìm đến những bộ môn khác. Ông Đến thích bóng đá & chơi ở vị trí trung phong, về sau ông còn chơi trong đội bóng CLB Thông Tin. Nhưng kỷ niệm nhớ đời của ông lại là môn quyền anh.
Hồi đó thấy ông Đến chơi bb rất khéo & nhanh, cựu vô địch quyền anh Đông Dương là ông Minh Cảnh mới bỏ nhỏ với ông : Moa ( tôi ) thấy toa ( ông, anh ) trẻ mà lẹ quá, học quyền anh thử đi ". Vì quyền Anh là bộ môn đòi hỏi phản ứng nhanh nên trong 1 lần tập, ông Cảnh mới bảo ông Đến " Giờ moa tấn công toa, nhưng toa đừng chớp mắt là chết đó nghe ". Ông Đến nghe và cố gắng làm theo, nhưng cuối cùng theo phản xạ ông lại chớp mắt. kết quả là ông Đến bị đo ván, gãy mất mấy cái răng cửa. Từ đó ông không dám tập quyền Anh nửa.
Lão tướng Trần Cảnh Đến với kỷ thuật cắt bóng bên phải sở trường của thập niên 50-60 thế kỷ trước
TÌNH BẠN MAI VĂN HOÀ
Trong số những danh thủ bb cùng thời ông Đến chơi rất thân với ông Mai Văn Hoà. Ông Hòa vốn chơi rất thân với ông Được 9 anh ô Đến ) nên xem ông như em ruột. Ông Hòa luôn quan sát và chỉ bảo thêm cho ông Đến trong suốt sự nghiệp.
Những năm về sau khi đã đã được phong danh " Quái kiệt " hay " Vạn Lý Trường Thành " ông Hòa vẩn giữ mối quan hê khắng khít với ông Đến. Chính ông Hòa đã giới thiệu ông Đến đi làm HLV và dẩn ông Đến đi thi đấu biểu diển khắp các tỉnh miền Tây. Hai ông khoác áo đội nhà thuốc Vỏ Văn Vân để thi đấu dưới sự tài trợ của bầu Ứng ( ông Vỏ Văn Ứng là con ông Vỏ Văn Vân ). Đó là những tháng ngày khá sung túc vì cả 2 ông đều nhận được thù lao hậu hĩnh cho mỗi trận đấu biểu diển.
Năm 1970, ông Đến được cử đi học HLV ở Nhật bản và chờ ngày lên máy bay. Ông Hòa gặp ông tâm sự " Anh rất muốn được đi học lớp HLV này mà không biết làm sao. Giờ em có thể nhường cho anh đi chuyến này không ? ". Vốn tính khí khái nhưng vì mọi thủ tục đã gần như xong xuôi nên ông bảo " Em sẳn sàng nhường cho anh, nhưng giấy tờ xong hết rồi, không biết làm sao đổi lại đây. " Ông Hòa nghe xong cười mừng " Chuyện đó anh đã lo xong hết rồi, cấp trên nói chỉ cần em gật đầu là đổi được ". Ông Đến mỉm cười đồng ý & chưa bao giờ thấy ông Hòa vui như thế, ông Hòa nhảy lên và hôn ông Đến tới tấp ....
Ông Đến kể rằng khi ông Hòa trở về,ông ấy luôn miệng cảm ơn ông vì đã nhường cho mình cơ hội đi Nhật. Qua đó người ta nhận ra ông Hòa & cảm thán " Làm sao chúng tôi có thể dạy cho ông khi ông từng đánh bại chúng tôi ". vì thế trong suốt thời gian mấy tháng ở bên Nhật ông Hòa được nhật mời đi chơi khắp nơi. Và khi quay về Sài Gòn ông Hòa mang về 2 va li to đùng những vật dụng thi đấu và trang phục. Ông Hòa không mở va li ra mà nhường quyền cho ông Đến mở trước " Em mở ra và muốn chọn thứ gì cũng được".
Ông Đến nhìn một lượt khắp những thứ có trong 2 va li cuối cùng ông chọn cây French Type của hãng Butterfly có khắc chữ ký của ông Hòa trên đó. Nhưng ông Hòa nhất định không chịu " Cây vợt đó chỉ có 1 cây kỷ niệm anh đem về, em đợi khi nào Butterfly sản xuất hàng loạt vợt French Stype có in chữ ký của anh rồi em mua cũng được nhé "
Ông Đến nghe vậy thì buồn vì ông chỉ muốn giữ cây vợt đó làm kỷ niệm chứ không cần thứ gì khác. Thế rồi khi ông Đến chào ông Hòa để ra về thì ông Hòa kêu ông đến lại và nói " Thôi em cứ lấy cây vợt đó đi, nhưng hứa với anh là em sống đến khi nào thì cây vợt đó còn ở với em khi đó nhé ". Ông Đến rươm rướm nước mắt. Ông giữ đúng lời hứa vì cây vợt ấy vẩn bên ông cho đến nay. Ông Đến còn kể thời ấy ông Hòa bán chữ ký cho hãng Butterfly theo hợp đồng quãng cáo trị giá đến 10 ngàn đô la Mỹ. Đó là hợp đồng quãng cáo đầu tiên của 1 vận độn viên Việt nam ra nước ngoài. Số tiền ấy đã giúp ông Hòa trang trãi các khoản nợ nần khá lớn ... Ông Đến vẩn lộ vẻ buồn buồn khi nhắc lại tai nạn khiến ông Hòa ra đi mãi mãi năm 1971 khi mới 45 tuổi. Đám tang ông Hòa cũng 1 tay ông Đến và ông hằng cùng lo.
Nguyên Vủ ( thực hiện )
Anh KTT chụp với Ông Trần Cảnh Đến
Ông Trần Cảnh Đến và chiếc cốt vợt nổi tiếng French Type của Butterfly với chữ ký của Mai văn Hoà.
theo nguồn từ http://bongbanvn.com từ Anh KTT