Bóng nittaku là bóng tốt nhất hiện nay, được sản xuất tại Nhật, chất lượng tuyệt vời vượt xa với tất cả các loại bóng khác.
dungbongban.com/nittaku-bong-nittaku-bong-3-trai-nittaku-p434.html
2 tấm HCB của Quang Linh (đơn nam) và Quang Linh- Mỹ Trang (đôi nam, nữ) sau khi thua các tay vợt gốc Trung Quốc của Singapore không thể mang đến những tín hiệu đáng mừng cho bóng bàn Việt Nam. Trái lại, khi thành tích thi đấu của ĐTQG không được như mong đợi, người hâm mộ sẽ nhìn vào những gì còn tồn tại để mà soi xét và suy nghĩ.
Khởi đầu từ những lùm xùm xung quanh bản danh sách các tay vợt nam được triệu tập và khép lại giải đấu với thành tích 0 HCV, 2 HCB, 6 HCĐ, bóng bàn Việt Nam đã gây thất vọng khi không có HCV sau nhiều lần tham dự giải VĐ Đông Nam Á.
Tất nhiên, không thể phủ nhận mọi nỗ lực, sự cố gắng của các tay vợt Việt Nam tại giải VĐ Đông Nam Á 2012, nhưng nếu nhìn vào thành tích giải năm nay và so sánh với giải đấu 2 năm về trước thì có thể thấy, bóng bàn Việt Nam đã có sự thụt lùi đáng kể về mặt thành tích. Tại giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á 2010 tổ chức ở Philiipnes, các tay vợt Việt Nam đã thi đấu rất cố gắng, bên cạnh lợi thế Singapore không cử đến các tay vợt có đẳng cấp thế giới, ĐT Việt Nam đã xuất sắc giành vị trí số một với thành tích 5 HCV, 2 HCB, và 3 HCĐ. Gây ấn tượng nhất tại giải đấu năm đó là sự tiến bộ của các tay vợt nữ. Đặc biệt, Mai Hoàng Mỹ Trang đã đánh bại 2 đối thủ người Thái Lan và Malaysia ở các trận đấu quyết định để giành HCV đơn nữ. Còn trước đó, tại giải VĐ Đông Nam Á tổ chức vào các năm 2004, 2008 ĐT Việt Nam cũng có 3 HCV.
Trở lại với giải bóng bàn VĐ Đông Nam Á 2012, thất bại đáng nói nhất của ĐT Việt Nam đến ở nội dung đồng đội nam là khi để thua ĐT Indonesia 1-3 tại vòng bán kết. Trước đây, ở các kỳ SEA Games hoặc giải VĐ Đông Nam Á, nội dung đồng đội nam, Việt Nam thường chỉ chịu gác vợt trước Singapore với hầu hết các tay vợt nhập quốc tịch từ Trung Quốc hoặc Thái Lan. Thế nên, lần này, sau khi để thua Indonesia, sự thất vọng là điều có thể hiểu được.
So với giải VĐ Đông Nam Á lần trước, kỳ này, lực lượng của ĐT Việt Nam có một sự thay đổi đáng kể, đó là Kiến Quốc chia tay ĐT, Trần Tuấn Quỳnh đóng vai trò trụ cột, thi đấu cùng với Quang Linh và Lê Tiến Đạt. Thay đổi lực lượng là điều bất khả kháng, sự rút lui của Kiến Quốc vì lý do tuổi tác cũng không thể coi là nguyên nhân khiến ĐT thi đấu sa sút. Thế nên, sau khi ĐT về nước, đại diện bộ môn cùng BHL cần sớm tìm ra nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nào dẫn đến kết quả thi đấu gây thất vọng kể trên.
Được biết, bộ môn bóng bàn thuộc Tổng cục TDTT đang chờ báo cáo chi tiết từ BHL để rút kinh nghiệm từ đó có sự chuẩn bị lực lượng cũng như tâm lý tốt hơn cho những lần tham dự giải sau.
theo the thao van hoa online