/* */

Nhà sản xuất

Danh mục sản phẩm

Đội tuyển nam bóng bàn việt nam dự giải vđtg 2011 Như một chuyến tập huấn!

 Vẫn chỉ là... cọ xát?


Đó là chia sẻ của Trưởng bộ môn bóng bàn Việt Nam, ông Nguyễn Đức Long khi SGGP Thể Thao đề cập đến mục tiêu của đội tuyển tại giải năm nay. Với 4 tay vợt được đưa đến Rotterdam (Hà Lan), bóng bàn nam Việt Nam sẽ tranh tài ở 2 nội dung đơn nam, đôi nam. Đúng là, tích lũy kinh nghiệm được thêm cơ hội cọ xát vô cùng quý báu nhưng không nói ra nhưng ai cũng hiểu những gương mặt khoác áo đội tuyển quốc gia lâu năm như Kiến Quốc, Tuấn Quỳnh và bây giờ cả Đinh Quang Linh đã qua rồi thời cần như vậy khi trình độ của họ bắt đầu chững lại sau nhiều năm vẫy vùng.

Giải VĐTG dù tầm cỡ nhưng đây cũng chỉ là cơ hội tập dượt giúp các tay vợt nhắm cho 2 mục tiêu quan trọng hơn là đấu trường vô địch châu Á (tháng 9, Qatar) và SEA Games 26 (tháng 11, Indonesia). Điều ấy lý giải vì sao, cũng như năm 2010, đội hình dự giải VĐTG luôn tập hợp gấp gáp rồi lên đường cũng rất… vội vàng.

Tại cuộc tranh tài VĐTG năm 2010 ở Moscow (Nga), bóng bàn Việt Nam đi với 3 tay vợt Quốc, Linh, Quỳnh mà không có HLV chỉ đạo trực tiếp, để rồi các tay vợt vừa thi đấu vừa tự làm HLV cho riêng mình. Qua năm nay, Liên đoàn linh động hơn đưa thêm HLV Lê Xuân Phong tới Hà Lan.

Mục đích đã rõ ràng là cọ xát đặt ra từ đầu, thêm nữa VĐV Việt Nam tự biết chỗ đứng của mình so với các đối thủ trên thế giới, nên việc đội tuyển chưa tập trung mà 4 tay vợt kết hợp với nhau vội vàng lên đường tới Hà Lan vào ngày 6-5 tới đây cho kịp dự giải (khởi tranh ngày 8-5) cũng là vấn đề làm giới chức Liên đoàn e ngại.

Tay vợt chủ lực Đoàn Kiến Quốc chưa bình phục chấn thương, rất khó cho bóng bàn Việt Nam tạo nên bất ngờ. Ảnh: Quang Thắng

Xét về cơ hội tại giải vô địch châu Á và SEA Games 26, bóng bàn nam khá sáng cửa đi sâu ở nội dung đôi nam nếu Kiến Quốc/Quang Linh lại thể hiện phong độ từng lọt vào tứ kết Asian Games 16-2010. Vì thế, màn ra quân của họ ở Hà Lan ít nhiều sẽ hữu dụng.

Tuy nhiên, điều khiến ông Long còn đôi chút e dè đó là chấn thương vai trái làm Kiến Quốc khó mà đảm bảo 100% thể lực. Quốc từng thổ lộ: “Những ngày đầu tới Trung Quốc tập huấn cùng CLB chủ quản hồi tháng 3, tôi đã phải tiêm 2 mũi giảm đau và tạm nghỉ vận động 5 ngày”. Khi thấy hơn 30 miếng dán giảm đau sau vai trái Kiến Quốc ở trận chung kết đơn nam giải toàn quốc cùng Tuấn Quỳnh thì đấy cũng là một trong những trở ngại làm tay vợt số 1 Việt Nam thua đối thủ.

Nếu Kiến Quốc không thật sung sức, người trám vị trí của anh đánh đôi cùng Quang Linh sẽ là Nguyễn Thành Luân. Tuy nhiên, điểm yếu của cặp đôi này lại là tâm lý chưa vững vàng.

Khó thay đổi cơ chế

Chuyện nên hay không nên cử đội hình nào dự giải VĐTG luôn là điều được bàn cãi nhiều lần. Không ít người trong giới chuyên môn đều đồng tình với quan điểm: những giải quốc tế không đặt mục tiêu nên để tuyến trẻ kế cận thi đấu thì mới mang đúng ý nghĩa “tích lũy kinh nghiệm” và sẽ có tay vợt mới thay thế đàn anh. Trong khi đó, những giải mang nặng chuyên môn thành tích thì sẽ nhờ sự phát huy của các tay vợt đã thành danh. Điều ấy không phải không có lý.

Ông Long cho biết: “Ban huấn luyện luôn phải có tính toán của riêng mình. Mỗi khi lên danh sách tập trung thì luôn hướng đến đội hình 8 tay vợt nam, 8 nữ đứng thứ hạng cao nhất ở giải VĐQG đồng thời có cả 4 nam, 4 nữ của đội tuyển trẻ góp mặt”.

Thực tế, vì một số giải đấu quốc tế không mang lại sự thay đổi nào nên có người tỏ ra chẳng mặn mà lắm nếu được triệu tập. Điều này không chỉ riêng ở bóng bàn mà xảy ra trong khá nhiều môn thể thao khác. Cốt lõi vẫn chỉ vì, số VĐV muốn tập trung chơi thể thao chuyên biệt ngày càng ít, trong khi lứa VĐV lâu năm bắt đầu già đi và cần phải thay thế dần.

 
Nguồn: Nguyên Đình - Sài Gòn Giải Phóng Online »

 


Bài viết khác: