Banh bóng bàn hiện nay có rất nhiều loại banh đã bị làm giả. Hiện nay banh bóng bàn song ngư có thể nói là banh "chưa bị làm giả" với chất lượng hoàn toàn có thể chấp nhận được, từ độ bền, cho đến độ nảy rất chuẩn. Giá thành hợp lý
Sự đi xuống về thành tích ở giải đấu tầm vóc quốc tế, thuộc hệ thống tính điểm của Liên đoàn bóng bàn thế giới có thể được giải thích bởi sự có mặt của rất nhiều đối thủ mạnh trong châu lục về dự. Nhưng lý lẽ đó cũng chỉ là để che dấu nhiều thực trạng khiến bóng bàn Việt Nam ngày càng tụt dốc về chất lẫn lượng.
Khoảng chục năm qua, bóng bàn Việt Nam chỉ biết đến những cái tên như: Kiến Quốc, Tuấn Quỳnh, Quang Linh (nam) hay Mỹ Trang, Việt Linh (nữ). Họ đều nằm trong thành phần chủ chốt của bóng bàn Việt Nam tham dự những giải đấu khu vực hay châu lục. Điều đáng nói là dù tuổi tác đã là một sức nặng với những cây vợt này, thế hệ kế cận vẫn chưa có cái tên nào đủ sức cạnh tranh, chứ chưa nói đến việc thay thế.
Dù không còn trẻ, bao năm qua Trần Tuấn Quỳnh vẫn phải gánh vác trọng trách tay vợt chủ lực của bóng bàn Việt Nam |
Điển hình với Trần Tuấn Quỳnh đã qua thời đỉnh cao phong độ cách đây đúng 10 năm, khi tay vợt sinh năm 1983 vô địch SEA Games 22 trên sân nhà. Nhưng nhiều năm qua, anh vẫn phải miệt mài cày ải từ màu áo câu lạc bộ đến đội tuyển quốc gia. Người được cho là có thể kế cận Tuấn Quỳnh là Đinh Quang Linh chưa bao giờ vươn tới đẳng cấp như đàn anh. Bằng chứng là tại giải Cây vợt vàng vừa qua, Quang Linh đã hoàn toàn có thể vào đến trận chung kết nếu có được cái đầu lạnh khi đối đầu với Kim Bum Soeb (Hàn Quốc).
Tương tự, tay vợt nữ số một Việt Nam Mai Hoàng Mỹ Trang đã không có đối thủ trong nước khoảng chục năm qua. Dù vậy, đẳng cấp của Mỹ Trang cũng không thể vươn ra biển lớn. Điều đáng nói hơn là sau lưng Mỹ Trang, bóng bàn Việt Nam chưa sản sinh ra một tay vợt nữ tiềm năng nào.
2 . Ông Nguyễn Trọng Trúc, Tổng thư ký Liên đoàn bóng bàn Việt Nam, cho biết: “Các vận động viên hàng đầu Việt Nam hiện tại đều đang bị tuổi tác đè nặng. Thế nên những trận đấu căng thẳng, đòi hỏi thể lực để giành chiến thắng ở những thời khắc quan trọng thì các tay vợt chúng ta không thể làm được. Sau giải Cây vợt vàng, đã xuất hiện một vài tay vợt nam trẻ có tiềm năng như Đoàn Mã Tuấn Anh, Nguyễn Anh Tú. Riêng về nữ mà nói thì lực lượng kế cận đang bị hụt hẫng”.
Năm ngoái, đội tuyển bóng bàn nam Việt Nam đã xảy ra sự cố hai vận động viên Tô Đức Hoàng và Lê Tiến Đạt đánh nhau ở giải vô địch Đông Nam Á khiến hình ảnh môn thể thao này xấu đi trong mắt nhiều người. Sự việc khiến huấn luyện viên trưởng bị cắt chức, hai cây vợt tiềm năng nhất của bóng bàn Việt Nam bị xóa tên khỏi đội tuyển. Tai nạn đáng xấu hổ đó khiến người ta nhớ đến bóng bàn Việt Nam nhiều hơn chuyện thiếu vắng những thành tích đáng biểu dương của đội tuyển ở những giải đấu quốc tế.
Bệnh thành tích vẫn còn tồn tại, không nhiều tài năng trẻ triển vọng, thiếu định hướng đầu tư bài bản…, tương lai bóng bàn Việt Nam chỉ là màu xám. Ông Nguyễn Trọng Trúc cũng tỏ ra không mấy lạc quan cho môn thể thao từng rất phổ biến và được yêu chuộng này: “Chúng ta không chuyên nghiệp hóa và xã hội hóa bóng bàn cao độ như những môn thể thao khác, mà đó là điều rất cần thiết để vực dậy môn thể thao này. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, các phụ huynh không muốn cho con mình theo con đường bóng bàn chuyên nghiệp. Nếu không nhiều vận động viên chọn con đường này, bóng bàn Việt Nam không thể có thành tích cao được. Tôi xin khẳng định điều đó”.
Hướng đi nào trong tương lai?
Việt Nam có lẽ phải tham khảo mô hình đào tạo vận động viên bóng bàn chuyên nghiệp của Nhật Bản. Hai năm liên tiếp gần đây, các tay vợt đến từ xứ sở hoa Anh đào làm mưa làm gió ở giải đấu diễn ra tại TP.HCM. Sẽ không ít người bất ngờ nếu biết nhà vô địch đơn nữ Cây vợt vàng 2013 vừa qua là Kato Kyoka, tay vợt vô danh trước khi dự giải và thậm chí không có tên trong bảng xếp hạng của Liên đoàn bóng bàn thế giới (ITTF).
Dù vậy, cô vẫn vượt qua hàng loạt tay vợt mạnh từ nhiều quốc gia để đi đến trận đấu cuối cùng. Bại tướng của Kyoka trong trận chung kết là tay vợt người Singapore gốc Trung Quốc, Lin Ye (hạng 91 thế giới). Lin Ye cũng là tay vợt nữ có thứ hạng cao nhất giải này.
Còn ở nội dung đồng đội nữ, Kyoka cũng là tay vợt chủ lực giúp Nhật Bản đăng quang. Năm ngoái, một cái tên đến từ xứ hoa anh đào khác là Ayami cũng làm được điều tương tự và đáng nói là Ayami đến giờ cũng chưa có tên trên bảng xếp hạng ITTF. Trao đổi với huấn luyện viên trưởng của đội Nhật Bản thì được biết, những tay vợt họ đưa sang Việt Nam dự giải đều là các học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, tuổi đời của họ còn rất trẻ (khoảng 15-16 tuổi).
Họ có năng khiếu bóng bàn và được đào tạo từ học đường, chưa đi theo con đường thi đấu chuyên nghiệp nên họ không có tên trong hệ thống xếp hạng của ITTF. Dù vậy, chuyên môn của họ cũng đủ khiến các đối thủ mạnh từ những quốc gia có nền bóng bàn phát triển trong châu lục phải khâm phục. Bài học phát triển thể thao từ học đường không mới mẻ với những quốc gia phát triển trên thế giới.
Và thể thao Việt Nam nói chung, bóng bàn Việt Nam nói riêng cần đào sâu học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các nước bạn.
|
|