Nhà sản xuất

Danh mục sản phẩm

Bóng Bàn vẫn trông vào huấn luyện viên nội

 Chuyện có vẻ lạ với người ngoại đạo, nhưng với dân trong làng bóng bàn thì không vì chỉ cần soi chiếu mức lương mà ta định trả cho chuyên gia là có thể hiểu vấn đề. Dụng cụ bóng bàn tphcm

Theo thỏa thuận, chuyên gia Triều Tiên làm việc ở Đội tuyển Bóng bàn quốc gia sẽ nhận mức lương 2.500 USD/tháng. Với HLV nội, mức lương nói trên có thể là nhiều nhưng với một HLV ngoại ở môn bóng bàn, khoản thu nhập ấy là bình thường. Chiểu theo quan điểm "tiền nào của nấy" và "mặt bằng giá" thuê HLV hiện nay, mức lương 2.500 USD/tháng chỉ có thể thu hút những HLV có trình độ trung bình trong làng bóng bàn thế giới. Còn muốn có được một HLV ngoại thật giỏi thì chắc chắn không thể chỉ bỏ ra 2.500 USD/tháng là xong.

Cách đây vài năm, đã có lúc những người có trách nhiệm "nổi máu chịu chơi", chấp nhận chi 5.000 USD/tháng để sở hữu một chuyên gia ngoại nổi tiếng. Nhưng, cuối cùng thì lời đề nghị tưởng đã là "khủng" ấy không được chuyên gia nọ chấp nhận và người ta biết rằng gần như ngay sau khi từ chối lời mời từ Việt Nam, vị chuyên gia đã nhận lời làm việc tại Singapore với mức lương 7.000 USD/tháng. Thế vẫn chưa hết chuyện, bởi sau khi sang Singapore một thời gian, chuyên gia nói trên đã chuyển sang Anh làm việc, nhận mức lương 17.000 USD/tháng. Nói thế để thấy trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chịu chi vài nghìn USD/tháng cho việc thuê HLV ngoại thì cũng không chắc mời được người giỏi.

bong ban

Như một HLV từng nhiều năm gắn bó với Đội tuyển Bóng bàn quốc gia thì hiện tại, ngoài nguồn tài chính từ ngân sách không còn nguồn tiền nào khác để trả cho chuyên gia ngoại. Ngay cả Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam thời điểm này cũng đang gặp khó khăn về tài chính. Muốn tạo nguồn kinh phí xã hội hóa cũng khó bởi trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay, rất khó tìm ra doanh nghiệp sẵn sàng chung tay với Tổng cục TDTT để trả lương cho chuyên gia ngoại.

Đến đây, câu hỏi đặt ra là: Tại sao Tổng cục TDTT vẫn muốn tìm một HLV ngoại cho Đội tuyển Bóng bàn quốc gia trong hoàn cảnh eo hẹp về tài chính và chúng ta không có đủ cơ sở để kiểm chứng khả năng huấn luyện tại Việt Nam của họ? Một chuyên gia (xin giấu tên) nhận định rằng, nhà quản lý nuôi ý tưởng thuê HLV ngoại không hẳn vì muốn tạo sự đột phá về chuyên môn, mà có lẽ chỉ hy vọng tạo luồng gió mới cho công tác huấn luyện đội tuyển. Với mức lương dự chi khoảng 2.500 USD/tháng, khả năng của chuyên gia không chắc hơn được HLV nội. Có lẽ vì vậy mà việc HLV ngoại chậm đến Việt Nam không làm cho các thành viên Đội tuyển Bóng bàn quốc gia phải sốt ruột. Hiện tại, Đội tuyển Bóng bàn quốc gia vẫn do HLV trưởng Nguyễn Đức Long là gương mặt quen thuộc từ nhiều năm nay, HLV Nguyễn Nam Hải là cái tên mới. Đội tuyển còn có sự trở lại của HLV kỳ cựu Lê Xuân Phong (Quân đội), người đã vắng bóng ở đội tuyển trong hơn 2 năm qua.

Nhiều năm nay bóng bàn Việt Nam đã quen với việc không có chuyên gia ngoại và bây giờ vẫn vậy. Đội tuyển đang nằm trong tay dàn HLV nội được đánh giá là đều tay. Trong thời gian tới, phương án HLV ngoại có lẽ tiếp tục được chọn nhưng cần phải xác định rằng: Không nên quá kỳ vọng vào một sự thay đổi mang tính căn bản nếu những chuyên gia được mời không có trình độ vượt trội so với HLV trong nước.

Rút kinh nghiệm từ lần tuyển chọn VĐV tham dự SEA Games 27, ngay khi Đội tuyển Bóng bàn quốc gia được tập trung vào đầu tháng 3, tiêu chí tuyển chọn VĐV cho các giải đấu lớn trong năm 2014 như ASIAD lần thứ 17 và Giải Vô địch Đông Nam Á đã được Ban huấn luyện Đội tuyển quốc gia công bố. Theo đó, thành tích của các VĐV tại Giải Bóng bàn các đội mạnh toàn quốc 2014 (tháng 5), Giải Các cây vợt xuất sắc (tháng 6), đợt thi đấu kiểm tra nội bộ lần 1 (tháng 6) và lần 2 (tháng 7) sẽ là cơ sở quan trọng nhất để quyết định danh sách Đội tuyển Bóng bàn Việt Nam.

 
Nguồn: Thùy An 

Bài viết khác: